Liên hoan văn hóa mùa nước nổi Búng Bình Thiên (An Giang) - 2013


Liên hoan văn hóa mùa nước nổi Búng Bình Thiên lần thứ 8, năm 2013, với chủ đề “Nơi phù sa bắt đầu” đã khai mạc tại xã Nhơn Hội, huyện đầu nguồn lũ An Phú, tỉnh An Giang vào ngày 30-8. Đây là một trong những lễ hội tiêu biểu của tỉnh An Giang, được tổ chức vào cuối tháng 8 hằng năm. Điểm nhấn của lễ hội năm nay là chương trình nghệ thuật sân khấu nước trên mặt hồ Búng Bình Thiên với các nội dung: Về nguồn châu thổ, An Giang non nước hữu tình và An Phú đầu nguồn. Bên cạnh đó còn có các hoạt động khác như: Đua thuyền, hội thi hoa đăng, thi đờn ca tài tử, lễ thả cá quý, triển lãm hình ảnh về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội huyện An Phú qua 22 năm tái lập…

Liên hoan năm nay thu hút khoảng 100.000 lượt khách trong và ngoài tỉnh An Giang tham dự.

Tối 30/8, Liên hoan Văn hóa mùa nước nổi búng Bình Thiên lần thứ 8 đã khai mạc ở bến nước trước Thánh đường Hồi giáo xã Nhơn Hội (An Phú, An Giang).

Chương trình nghệ thuật diễn ra với ghe xuồng bơi trên mặt nước, đối đáp hò, lý, những câu hát giao duyên, những bản đờn ca tài tử, xen lẫn tiếng rao hàng, tiếng ru con, đậm nét văn hoá dân tộc Kinh và Chăm vào mùa nước nổi.

Liên hoan có hội thi đờn ca tài tử trên sông, thi lồng đèn, biểu diễn thuyền hoa đăng trên búng Bình Thiên.

Búng Bình Thiên là hồ nước rộng khoảng 200 ha vào mùa khô, vắt ngang 3 xã Nhơn Hội, Quốc Thái và Khánh Bình, vào mùa nước nổi vẫn trong veo dù đón dòng nước đỏ phù sa từ sông Hậu và sông Bình Di hai phía, do có nhiều loại thực vật lọc nước.

Quanh búng Bình Thiên còn khoảng 600 ha rừng nguyên sinh. Bởi vậy, búng Bình Thiên hoang dã, huyền bí và thơ mộng, hàng năm diễn ra nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật. Năm nay, trước lễ khai mạc, UBND huyện An Phú đã thả khoảng 1,2 triệu con cá giống, thuộc 20 loại cá bản địa, xuống búng Bình Thiên.

1 comments:

Video lễ hội mùa nước nổi Búng Bình Thiên – năm 2013 - p2

Video lễ hội mùa nước nổi Búng Bình Thiên – năm 2013 - phần 2:
http://www.youtube.com/watch?v=bwNtGh0USak
http://www.youtube.com/watch?v=cFFzJZPtPY4
http://www.youtube.com/watch?v=71f2enbh6-Q
http://www.youtube.com/watch?v=9kCSELhg-NI
http://www.youtube.com/watch?v=WSJpswCn_ic

2 comments:

Video lễ hội mùa nước nổi Búng Bình Thiên – năm 2013

Video lễ hội mùa nước nổi Búng Bình Thiên – năm 2013
http://www.youtube.com/watch?v=PiIQK59cT-w
http://www.youtube.com/watch?v=Rp6y3QbmZAQ
http://www.youtube.com/watch?v=MKlJsN3oRhc
http://www.youtube.com/watch?v=J6BNGCVKhHQ
http://www.youtube.com/watch?v=W6bnGYAPAnc

0 comments:

Lễ hội mùa nước nổi Búng Bình Thiên - An Phú lần thứ 7 năm 2012

Lễ hội mùa nước nổi Búng Bình Thiên - An Phú lần thứ 7 năm 2012

http://www.youtube.com/watch?v=HhQEbNeigeU
http://www.youtube.com/watch?v=URVuUspsGGA
http://www.youtube.com/watch?v=ccrAsMhayY8
http://www.youtube.com/watch?v=PtPfzn7Sl4s
http://www.youtube.com/watch?v=ZcvRMsHo6IY

0 comments:

Video lễ hội mùa nước nổi Búng Bình Thiên - An Phú lần thứ 7 năm 2012

Giới thiệu một số video về Liên hoan văn hóa mùa nước nổi huyện An Phú lần thứ 7 năm 2012 tại Búng Bình Thiên

Phần 1

http://www.youtube.com/watch?v=HhQEbNeigeU

Phần 2

Phần 3

Phần 4

Phần 5

Búng Bình Thiên mùa nước nổi

Dù có sống gắn bó cả đời, cũng chắc gì ai đó hiểu được văn hóa mùa nước nổi. Nó phóng khoáng, lồ lộ vậy, mà trải dài mấy trăm năm vẫn còn ươm giữ bao điều kỳ thú, bí ẩn. Chỉ riêng cái bản sắc văn hóa xung quanh Búng Bình Thiên (An Phú, An Giang), rộng có mấy trăm hecta, mà hình như "đi hoài” cũng chưa hết.

Vậy nên, cứ mỗi năm phong thanh nghe nước đổ đầu nguồn, là bao người lại nôn nao "ngược dòng” lên thăm mùa nước nổi. Những chuyến đi về ấy chỉ làm cho người ta thêm… ấm ức, vẫn thấy thiếu thiếu cái gì đó đối với những kẻ xa quê, hay những khách lạ đôi lần ghé lại. Bởi nó là chiều sâu của sự giao thoa văn hóa, tập tục sinh hoạt của hai dân tộc Kinh và Chăm với vốn sống gắn bó, hài hòa cùng với thiên nhiên sông nước. Nó có nhiều thứ rất giống nhau mà vẫn giữ nét đặc trưng riêng, từ cái cách đội khăn của các bà, các cô, từ chiếc xuồng đi lại mùa nước nổi, đến những căn nhà ngó mặt ra sông, cả bến nước thân thương trong sinh hoạt hằng ngày… nhưng vẫn nhận diện rõ sự khác biệt giữa văn hóa Chăm và văn hóa người Kinh Nam Bộ.
Búng Bình Thiên (An Phú, An Giang)

Búng Bình Thiên mùa nước nổi

Nhà thơ Lê Thanh My - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật An Giang, bao nhiêu năm "mê mẩn” văn hóa Chăm, mà vẫn cho rằng mình chưa biết hết chiếc khăn matơra của các cô gái Chăm.
Chiếc khăn đội đầu làm nên nét duyên của con gái Chăm, làm cho đôi mắt vốn sâu thẳm càng thêm bí ẩn, quyến rũ ấy có không dưới 50 kiểu dáng. Ngoài ra, có cả một kho tàng văn hóa dân gian độc đáo: kiến trúc nhà ở, tập tục cưới hỏi, chôn cất, ẩm thực… Đó vẫn còn là thách thức với các nhà nghiên cứu, vì những tài liệu, ghi chép cho đến nay vẫn chưa thể gọi là chính thống.
Do trước năm 1975, người Chăm sống khá khép kín gần như "ẩn cư”. Người An Giang ngày xưa những ai giao lưu với người Chăm thường là người đi bán dạo các loại kim chỉ, dầu gió, các vòng trang sức đeo tay… đựng trong các hộp gỗ dẹp hình chữ nhật, mặt trên có lộng kính. Đặc biệt hơn nữa, với chiếc khăn rằn mà người miền Tây thường gọi là khăn choàng tắm, những ai từng sống bằng nghề dệt lụa, rồi sau này là lãnh Mỹ A đều biết nó xuất phát từ miệt Tân Châu. Đó cũng chính là nơi có làng dệt thổ cẩm nổi tiếng nhất, đẹp nhất của cộng đồng người Chăm còn lưu giữ đến ngày nay, giờ là ấp Phủm Soài, xã Châu Phong, huyện Tân Châu.
Người Chăm ở An Giang hiện nay, sống tập trung ở các huyện: An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Châu Phú, Châu Thành.
Mãi đến những năm 80 của thế kỷ trước, các cô gái Chăm sắp đến tuổi thành niên còn phải gò bó trong tục ga- sâm (cấm cung). Người có thể gọi là có công lớn mở ra sự giao lưu mạnh mẽ của người Chăm với văn hóa văn minh hiện đại, là nhạc sĩ Lâm Thanh Bình hiện là Trưởng Ban Tuyên giáo huyện An Phú. Ông đã lần đầu tiên lập đội văn nghệ quần chúng và mời được năm cô gái Chăm cùng tham gia biểu diễn. Đến nay, người Chăm An Giang đã bỏ hẳn tục ga- sâm. Nhạc sĩ Lâm Thanh Bình cũng chính là người Kinh có những nhiều sáng tác Chăm, trong đó nổi tiếng cả nước với tổ khúc "Karim và Norisa”.
Thật may mắn, ngay trong lần Liên hoan văn hóa Chăm- lễ hội mùa nước nổi lần thứ nhất, năm 2003, tôi đã được tham dự trọn vẹn trong ba ngày đêm ở Búng Bình Thiên. Đến nay, sau bảy lần được tổ chức, lễ hội đã trở thành ngày hội chung của cả cộng đồng cư dân sống trên mùa nước nổi đầu nguồn.
Nhớ lần lễ hội mùa nước nổi lần thứ nhất, năm 2003, Ban tổ chức đưa đoàn đại biểu đi thuyền từ Búng Bình Thiên sang bên kia biên giới Campuchia. Khi thuyền đến ngã ba, có con kênh nhỏ nối với sông Bình Di, mọi người đều ngạc nhiên trước hiện tượng thiên nhiên vô cùng độc đáo. Khi sau lưng, là Búng Bình Thiên trong xanh ngăn ngắt, mặt nước phẳng lặng như gương; phía trước lại là con sông ngầu đỏ phù sa, nước từ thượng nguồn đổ xuống ầm ầm như thác.
Liên hoan văn hóa Chăm- lễ hội mùa nước nổi

Các tiết mục văn nghệ đêm lễ hội mùa nước nổi lần thứ bảy, năm 2012

Liên hoan văn hóa Chăm- lễ hội mùa nước nổi

Các vị lãnh đạo ngành du lịch, các nhà lữ hành đều trầm trồ công nhận, đây sẽ là sản phẩm du lịch hấp dẫn, quyến rũ, nếu nối tuyến du thuyền đưa khách từ hạ lưu sông Mekong, sang bên kia biên giới Campuchia mùa nước nổi. Ngay sau đó, đã có nhiều tour mời gọi về An Phú và hiện có nhiều du thuyền đua du khách băng đồng mùa nước nổi. Dù rằng, những dự án mời gọi xây dựng các khu du lịch trên Búng Bình Thiên, cho đến giờ chưa thấy nhà đầu tư nào tham gia, riêng tôi lại thấy vậy mà hay. Vì biết đâu du lịch không khéo sẽ làm hỏng đi "viên ngọc quý” đầu nguồn, có thể xâm thực cả nền văn hóa còn được bảo tồn khá trọn vẹn của người Chăm An Giang.

Búng Bình Thiên là hồ nước ngọt tiếp giáp ba xã biên giới của huyện An Phú là: Khánh Bình, Khánh An và Nhơn Hội. Hồ rộng khoảng 300 ha, nhận nước từ sông Bình Di chảy vào. Vào mùa nước nổi, Búng Bình Thiên trở nên mênh mông gấp đôi. Nhưng quanh năm, dù có theo thủy chế bán nhật triều của sông Mekong, mặt nước vẫn tuyệt không gợn sóng, phẳng lặng như gương và trong xanh đến lạ.
Nhiều người liên tưởng, con gái Chăm mỗi ngày ra bến nước soi mặt xuống "chiếc gương trời” kỳ diệu ấy, mà đôi mắt đã đẹp càng đẹp thêm. Thật ra, chính bản sắc văn hóa đã làm nên tâm hồn sâu lắng, toát ra từ vẻ thanh thoát, kín đáo ẩn nép sau rèm khăn Matơra duyên dáng.
Văn hóa đã làm nên những đêm hội Búng Bình Thiên lung linh, huyền ảo. Dưới bến nước, trước thánh đường Hồi giáo Mas Jid Khoy Ry yah (Nhơn Hội), những điệu múa như bước ra từ huyền thoại "nghìn lẻ một đêm”; trong tiếng trống bập bùng rộn rã, nhưng vẫn nghe da diết, vời vợi với tiếng hát vút cao, xa vắng của cô gái Chăm "thổn thức” nỗi niềm trong "Bến nước tình yêu” của Amunhan: "Nế… a… nê… a nế à nề… a nê… Chiều nay trên bến nước nghe tiếng hát ai như ru, lòng em đang xao xuyến ôi lưu luyến đôi duyên tình…”.
Có mối quan hệ mật thiết nào đó giữa những bí ẩn của Búng Bình Thiên và cô gái Chăm. Cả hai cùng có vẻ đẹp vừa hoang sơ, vừa sâu kín mà như đầy ẩn ức; vẻ đẹp mà càng cố gắng nắm bắt, càng cố gắng giải thích, thì nó càng trở nên xa xôi, huyền bí. Xa xôi như lời hát Chăm trôi bềnh bồng trong mỗi mùa lễ hội. Hình như, tất cả đều ở trong một thế giới đầy liêu trai và thoát tục nào đấy. Có lẽ, chính vì thế mà bao năm qua, Búng Bình Thiên vẫn mãi là một điều gì đấy bí ẩn mà nhiều người chưa thể khám phá được.
Cũng chính vì thế, mà người phương xa cứ bồn chồn đợi mùa lễ hội, rồi lại tìm về với bến hẹn Búng Bình Thiên.
QUANG THUẦN

0 comments:

Truyền thuyết ly kỳ bên búng Bình Thiên


Nhà bè nuôi cá giữa lòng búng


Theo người dân bản địa, “búng” có nghĩa là hồ, đầm; “Bình” là khi nước dâng trào lên rất bình yên; “Thiên” là trời - hồ nước trời. Ngoài ra, “búng” còn được nói trại từ chữ “bưng”, nghĩa là vùng đất sình lầy lấp xấp nước, cá tôm nhiều, cỏ lác mọc loạn xạ. Tương truyền, búng Bình Thiên xưa kia là mảnh đất khô cằn, nứt nẻ khiến đời sống người dân vô cùng khó khăn. Tướng quân nhà Tây Sơn lưu quân tới đây lập lễ tế trời ban cho nguồn nước sinh hoạt. Nơi ông cắm thanh kiếm bỗng dâng trào dòng nước ngọt tạo thành búng nước.

Sau khi búng nước hình thành, phía tây bỗng nổi lên một cái cồn tựa hình trái châu, có hai sợi râu rồng, một sợi đi ngược lên sông Bình Di, sợi còn lại chạy theo hướng tây đến đồn Tắc Trúc - Bắc Đai. Trong búng chứa nhiều đất mùn nên lúc đầu người dân bắc cầu ván vững chãi qua cồn đều bị sụp, lún nhưng khi bắc cầu tre lắt lẻo thì qua được. Trước khi nổi cồn, giữa búng phát sinh lốc xoáy khiến xuồng chở dừa đi ngang bị nhấn chìm, mấy ngày sau dừa nổi lềnh bềnh trên sông Hậu.

Theo chu kỳ con nước, ban đêm búng tạo ra tiếng thổn thức của trẻ con. Do mê tín hoang đường, nhiều người tin tưởng lòng búng là chỗ ở của quái vật. Một đêm tĩnh mịch năm 1956 xảy ra trận cuồng phong dữ dội trên mặt búng khiến xuồng ghe cột dài theo mé sông bị cuốn lên bờ nằm chỏng gọng, mé đất bờ bị giựt sụp từ một đến hai mét thành vách thẳng đứng.

Búng Bình Thiên thông với sông Bình Di - một nhánh của sông Cửu Long nhưng búng không có cơ chế lưu thông nước ra ngoài. Sông Bình Di luôn đậm màu phù sa nhưng khi nước chảy đến miệng búng liền trở nên trong xanh lạ thường. Theo các nhà khoa học, hiện tượng kỳ bí này có thể do địa hình đặc biệt của búng Bình Thiên. Dưới nền búng là một lớp đất sét trắng dày. Diện tích búng nước rộng nhưng miệng búng nhỏ nên khó lưu thông ra ngoài. Thêm vào đó, có thể trong búng tồn tại một loại tảo có khả năng làm sạch nước và thảm thực vật lơ lửng có tác dụng lọc cặn phù sa khiến màu nước luôn trong xanh.

Thời điểm nào nước trong búng cũng trong xanh ngời ngợi phản chiếu ánh mặt trời tạo nên những mảng bạc sáng lấp lánh. Mùa nước nổi, hoa điên điển nở vàng óng bên những thảm lục bình tươi non mơn mởn, thấp thoáng một vài chiếc thuyền câu bé nhỏ tô điểm cho búng Bình Thiên thêm long lanh, huyền ảo.
Theo truyền thuyết địa phương, những đêm trăng sáng, hướng đông mặt búng nổi lên ba cây gỗ lớn phủ đầy rong rêu nằm vắt ngang bờ. Dân làng nghĩ rằng của trời cho nên phân công thanh niên trai tráng mang búa đến xẻ gỗ. Dốc sức cách mấy vẫn không tách được cây gỗ lớn, họ đành đợi trời sáng vớt gỗ lên. Nhưng đến nửa khuya, ba cây gỗ bỗng nhiên lặn mất. Sáng sớm, người dân vội tìm kiếm nhưng ba cây gỗ vẫn chìm đến ngày nay.

Ngư dân kể rằng, khi xưa thường thấy một con tôm vàng óng ả bằng cổ tay đang đeo trên trái dừa trong búng, họ dùng vợt xúc tôm, chưa kịp trút vào khoang xuồng, tôm đã kẹp rách lưới nhảy ra ngoài biến mất mãi mãi. Ngày nọ, có năm thanh niên trong làng rủ nhau đi kéo lưới trong búng - đoạn giáp với Đồng Kô-Ky (nay là xã Quốc Thái), dốc sức cách mấy vẫn không kéo mẻ lưới lên được. Họ liền nhờ ông Tư Chửng - người có uy tín trong làng, biệt danh thầy cột đến xem. Ông Tư xem xong quả quyết “lưới vướng phải Ông Dài” (cá sấu), ông chắp tay lẩm bẩm hồi lâu rồi bảo mọi người kéo lưới lên xem. Lưới kéo lên thì xuất hiện một con cá sấu hoa cà khổng lồ, bề ngang khoảng hai mét, chiều dài gần chục mét đang há miệng gầm gừ. Mọi người hốt hoảng la to thì cá sấu vọt thủng lưới trầm mình về phía Xoài Giang cho đến nay. Một truyền thuyết khác kể lại: “Thuở xưa, Xoài Giang là nơi đóng đô của các quan, bên đường trồng hai hàng xoài thẳng tắp. Do ảnh hưởng của gió từ mặt sông thổi mạnh vào bờ nên đường Xoài Giang lúc nào cũng sạch bóng”. Sau này, dân làng phát hiện nhiều tiền xưa, bạc nén còn sót lại trên con đường này.

Ký ức về một hồ nước trời đã in sâu vào tâm trí của các lão tiền bối địa phương, họ thường truyền kể cho nhau nghe bằng những giai thoại khi trà dư tửu hậu về vùng đất kỳ bí với nhiều hiện tượng lạ mà khoa học đang tìm cách giải mã.

 

DƯƠNG TRUNG OANH

0 comments:

Chiều trên búng Bình Thiên

Không phải một danh thắng hay di sản, cũng chẳng phải khu du lịch sinh thái hay điểm đến hấp dẫn, búng Bình Thiên đơn giản chỉ là một ngôi làng trên hồ nước ngọt nằm ngay gần đường biên giới  Campuchia, chính xác hơn thì nó nằm ở điểm giữa của ba xã Khánh Bình, Khánh An và Nhơn Hội thuộc huyện An Phú, An Giang.

 



Nếu vô tình bạn lạc vào nơi đây, ngồi bên búng trong một chiều hoàng hôn nắng nhạt, nhìn những thánh đường cao vút in bóng mặt nước, ngắm những chiếc thuyền nghiêng dáng người con gái với chiếc khăn trùm đung đưa nhịp chèo thì hẳn buổi chiều trên búng Bình Thiên sẽ mãi là một nét thơ cho bất cứ tâm hồn nghệ sĩ nào.

Theo tiếng địa phương, búng có nghĩa là làng. Có một điều đặc biệt, ngôi làng này lại nằm trên một vùng hồ rộng như tấm gương trời mênh mông, phẳng lặng với làn nước trong xanh, nơi cộng đồng người Chăm Hồi giáo (Chăm Islam) đã cư ngụ hàng trăm năm nay. Ở đó những nét riêng, độc đáo trong văn hóa tín ngưỡng và đời sống hàng ngày của họ vẫn được gìn giữ nguyên vẹn như thuở xưa.

Dạo trên con đường nhỏ trong búng trước giờ thánh lễ, những thiếu nữ Chăm bước nhẹ nhàng khẽ cúi đầu với chiếc khăn trùm bí ẩn, một cái ngước nhìn bất chợt, hàng lông mi cong vút với đôi mắt đen sâu thẳm trên khuôn mặt thánh thiện làm lữ khách ngẩn ngơ.

Khẽ khoát mái chèo khua nước dạo chơi trên hồ trong ánh hoàng hôn, ngắm nhìn những dáng chèo, bóng lưới quăng nhanh lấp lánh ánh vàng, búng trong chiều vàng như một thế giới hư ảo, liêu trai và huyễn hoặc, khiến người lữ khách có ghé thăm khi về rồi lòng lại cứ mãi bâng khuâng về một nơi nửa như xa xôi, nửa lại quá đỗi gần gũi này.

Diện tích mặt nước của búng Bình Thiên rộng chừng hơn 300ha về mùa khô, còn mùa nước nổi về, con số đó tăng gần gấp đôi. Từ lâu, búng Bình Thiên là nguồn sống của hàng ngàn hộ dân quanh vùng, búng mang đến cho người dân nơi đây những sản vật quen thuộc như bông điên điển, bông súng, bông sen cho tới cá linh, cá lau, cá tra… Đặc biệt hơn nữa, trong số 12 làng Chăm danh tiếng vùng thượng nguồn Cửu Long Giang thì có đến 5 làng nằm rải rác xung quanh búng Bình Thiên. Và, những xóm Chăm trù phú đặc trưng với những thánh đường cùng nhà gỗ cổ càng tô điểm thêm vẻ đẹp mơ màng, bí ẩn nơi đây.

Một điều lạ nữa là búng Bình Thiên nước trong xanh tự nhiên là vậy mà con sông Bình Di trước khi đổ về đây nước đục ngầu phù sa quanh năm. Có lẽ búng chỉ nối với sông Bình Di qua một con kênh nhỏ nhưng sự cắt nghĩa này và qua cả việc tận mắt chứng kiến của du khách thì điều này vẫn có gì đó đậm màu huyền bí, khó giải thích.

0 comments:

Kỳ thú Búng Bình Thiên

Búng theo tiếng địa phương có nghĩa hồ hay đầm, Bình là do mặt nước trong búng lúc nào cũng êm ả. Còn Thiên có nghĩa là trời, xuất phát từ truyền thuyết dân gian về sự ra đời của hồ này, hồ nước yên bình do trời ban.


Búng Bình Thiên là tên một hồ nước ngọt mênh mông, trong xanh nằm cặp với sông Bình Di (một nhánh của sông Hậu), giữa 3 xã Khánh Bình, Khánh An và Nhơn Hội của huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Đến Búng Bình Thiên, du khách có thể đi theo hướng từ trung tâm thị xã Châu Đốc, qua cầu Cồn Tiên, theo tỉnh lộ 956 qua thị trấn An Phú đi tiếp về cửa khẩu Khánh Bình, đến Km 23+100 gặp ngã tư Quốc Thái, rẽ trái đi tiếp độ 2,5km là tới Búng Bình Thiên.
Các loại tảo cũng làm các thức uống ngon, mát.
Các loại tảo cũng làm các thức uống ngon, mát.


Hiện tượng kỳ thú

Tương truyền, cuối thế kỷ 18, tướng nhà Tây Sơn là Võ Văn Vương kéo quân về An Giang và ông chọn miệt đất này làm căn cứ để tích trữ lương thực, thao luyện binh sĩ. Mùa khô, khu vực này là một vùng đất khô cằn, thấy binh sĩ thiếu nước trầm trọng, ông liền lập đàn làm lễ tế cáo trời - đất, xin ban cho nguồn nước. Khấn vái xong, ông rút gươm đâm thẳng xuống lòng đất trũng. Lạ thay, khi lưỡi gươm vừa cắm xuống mặt đất thì một dòng nước ngọt trong vắt phun lên rất cao. Theo thời gian, nước tràn ngập thành hồ như ngày nay. Võ Văn Vương đã đặt tên nơi này là Búng Bình Thiên.

Búng Bình Thiên gồm có 2 hồ: Búng Bình Thiên lớn và Búng Bình Thiên nhỏ (dân địa phương gọi là Búng Lớn, Búng Nhỏ), nằm giữa sông Bình Di và sông Hậu. Chung quanh hai hồ là các gò đất cao từ 3 - 4m, có các cửa thông với sông. Nguồn nước cung cấp cho 2 hồ là từ sông Hậu và sông Bình Di.

Búng cung cấp lượng nước ngọt rất lớn quanh năm cho cư dân cả vùng, đặc biệt, nước hồ không bao giờ cạn dù vào mùa hạn khắp nơi khô cằn. Đồng thời, búng cũng là nơi quy tụ của nhiều loài cá đồng, nhiều loài thực vật thủy sinh như sen, bông súng, tảo... Rừng nguyên sinh bao quanh hồ diện tích khoảng 800ha, có rất nhiều loại thực vật sinh sống.

Vào mùa khô, Búng Lớn có diện tích mặt nước 193ha, độ sâu trung bình khoảng 6m; Búng Nhỏ có diện tích mặt nước 10ha và độ sâu trung bình khoảng 5m. Vào mùa lũ, nước dâng lấp đầy hồ, làm chìm ngập 2 hồ trong biển nước mênh mông, mặt hồ phủ kín sen, súng và các loài hoa dại. Điều lạ lùng chưa được khoa học giải thích, nhất là vào mùa nước nổi, “kệ” cho nước các sông khác ngầu đỏ phù sa cuồn cuộn đổ vào, hễ vào đến hồ là lập tức trong vắt.
Cá linh non bán tại các chợ quanh búng.
Cá linh non bán tại các chợ quanh Búng.


Lạ lùng hơn, nước ở hồ cứ dâng lên rồi hạ xuống chứ không thấy chảy. Đường phân thủy trong, đục này được nhìn thấy rất rõ vào mùa nước nổi từ tháng 6-7 đến tháng 11, tại địa điểm cầu C3, nằm ở ấp Nhơn Hội. Đứng trên cầu mọi người có thể thấy rõ sự biến đổi diệu kỳ này ở 2 bên thành cầu. Người Chăm sống nhiều đời ở đây lý giải, hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này là do các loại tảo sống dưới đáy hồ, tập trung sống ở Búng Lớn. Điều này đã làm Búng Bình Thiên trở thành một trong những hồ nước ngọt tự nhiên rộng nhất miền Tây Nam bộ và một trong những hồ nước có hiện tượng thiên nhiên kỳ thú trên thế giới.

Sân khấu nổi

Đến Búng Bình Thiên, nhất là vào mùa nước nổi (bắt đầu từ tháng 7 đến đầu tháng 10 âm lịch), khi bông điên điển trổ vàng mặt nước, du khách sẽ có dịp du thuyền trên mặt hồ ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên hữu tình, nghe những bài ca vọng cổ đến xao lòng, đồng thời, du khách có dịp thưởng thức những món ăn dân dã Nam bộ như: chuột đồng nướng chao, cá lóc nướng trui, lẩu mắm cá đồng ăn kèm bông súng và bông điên điển, tép rong xào bông điên điển, cá linh non chiên bột, cá linh non kho với trái me non… Và đặc biệt là cá leo, một loại cá đen ở trong đồng, đến mùa nước nổi theo con nước lớn tràn ra Búng.

Cá leo dài trung bình khoảng 1m, nặng từ 10 đến gần 20kg, rất mạnh mẽ, có thể quẫy rách nhiều tay lưới. Cá leo thịt ngon thơm, có giá trị xuất khẩu cao, giá khoảng trên dưới 100.000 đồng/kg tùy tháng. Nhưng đảm bảo có bao nhiêu được tiêu thụ bấy nhiêu. Cá này nấu chua với bông súng và điên điển, ngồi giữa Búng lồng lộng gió trời và nhâm nhi với vài ly rượu đế rất ngon.

Tháng 9 hàng năm, huyện An Phú tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày thành lập huyện, đồng thời cũng là lễ hội Búng Bình Thiên. Ban ngày, du khách được tham dự một số hoạt động văn hóa, thể thao như: đua thuyền, bơi lội,... cùng những trò chơi dân gian “mùa nước nổi” như: chống xuồng đua, nơm cá, bắt ếch... Ban đêm, du khách được thưởng thức văn nghệ: một sân khấu nổi hoành tráng đầy chất dân gian được dựng ngay trên mặt hồ Búng. Sân khấu ở đây không có đèn hoa rực rỡ, không những tấm màn the làm nền và giới hạn không gian chỉ là một khoảng đồng nước trống quang, rộng rãi, xung quanh là những hàng cây điên điển trổ đầy bông vàng, thấp thoáng trên mặt nước có những đám lục bình trôi...

Các ca sĩ dân gian di chuyển trên những chiếc xuồng ba lá, hát những bài ca ca ngợi quê hương, tình đất, tình người. Đến với Búng Bình Thiên, du khách còn có dịp tham quan làng của người Chăm, sống quanh Búng, mưu sinh bằng nghề cá và dệt truyền thống.

Trong số 4 dân tộc sinh sống quanh Búng Bình Thiên (Kinh, Hoa, Chăm, Khmer), cộng đồng người Chăm có nhiều nét riêng và độc đáo nhất, bởi họ vẫn giữ được nếp sống văn hóa của riêng mình. Nơi đây, du khách được thấy những ngôi nhà sàn nằm san sát nhau và một thánh đường Mas Jid Khoi Ri Yah rộng lớn, du khách dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cụ già đi lễ, những cô gái Chăm xinh đẹp trong trang phục truyền thống, trẻ thơ vui đùa trên đường làng...

Nếu có tâm hồn ăn uống, du khách khó có thể bỏ qua dịp thưởng thức những món ăn mộc mạc, siêu rẻ nhưng rất ngon, như bún nước lèo cá lóc, bánh khọt, bánh xèo nhân bông điên điển... Chúng tôi đến ngay thời điểm làng Chăm ấp Nhơn Hội đang chuẩn bị lễ hội văn hóa mùa nước nổi, sẽ được tổ chức vào ngày 2-9 sắp đến. Các chàng trai, cô gái Kinh - Chăm đang tất bật tập dượt các tiết mục văn nghệ trên hồ nước quanh năm rộng 200ha, bình yên hoang sơ.

Người Chăm không say

Lão làng Ab Do Loh, năm nay 56 tuổi, “sống cha sanh mẹ đẻ” ở Búng, cho chúng tôi biết, làng Chăm đã hình thành hơn 100 năm với hàng trăm nhà sàn san sát nhau quanh một thánh đường, khách đến đây dễ gặp những hình ảnh êm đềm: những cụ già đi lễ, những cô gái Chăm trong trang phục truyền thống, đầu trùm kín khăn đi trên đường làng, trẻ thơ đùa nghịch dưới bóng nhà sàn…

Nếu “chịu chơi”, du khách nên xin ngủ đêm ở nhà người Chăm nào đó để tìm hiểu cách sống của người Chăm theo đạo Hồi thì chuyến đi càng thú vị. Càng tuyệt vời hơn nếu được gia chủ đãi bạn món cà ri và món “tung lò mò” (lạp xưởng bò) truyền thống. Cao hứng già Loh liền đọc cho chúng tôi ghi bài thơ, tương truyền là của Nguyễn Ánh khi bôn tẩu tránh sự truy đuổi gắt gao của quân Tây Sơn. Bài thơ ca ngợi Búng Bình Thiên: Búng Bình Thiên là báu của trời/Công trình lừng lẫy khắp nơi nơi/Bốn mùa nước lắng trong như lọc/Tắc, trúc quanh co ngoài bãi lớn/Hòn Xà lặn hụp giữa dòng khơi/Tre xanh dờn dợn kề bên bãi/Rồng núp nguồn sâu vẫn đợi thời.

“Già” Loh cũng cho biết, người Chăm ở đây không bao giờ uống rượu, nếu có “chàng” nào muốn tìm “cảm giác mạnh” thì len lén ra chợ Khánh An tìm cái “xó” nào đó lén uống. Uống xong cũng phải đợi đến khuya mới mò về nhà, lén mở cửa và im như thóc lên giường rồi ngủ. Bất cứ có lời nói hay động tịnh gì để cho người thân hay làng xóm biết mình đã uống rượu thì ngày mai sẽ bị ngay những hình phạt khắc nghiệt nhất.

Dọc làng Chăm có gần chục quán “cóc sàn” (quán như nhà sàn người Chăm thu nhỏ) khá ngộ. Chủ quán là những nông dân, mùa lúa đi làm đồng, mùa nước nổi dọn ra bán. Vì vậy, món ăn quá mộc mạc và “siêu” rẻ nhưng rất ngon. Quán bún nước lèo cá lóc bán buổi sáng ở xóm Chăm.

Quán bánh khọt của bà Hai Quẹo, một đĩa 6 cái có kèm rau sống; bánh xèo “nhụy” bông điên điển của cô Bảy; tô bún nước lèo của chị Năm ăn với rau muống ruộng giòn ngọt hái ở ruộng của người Khmer bên kia sông Bình Di…. Điều thú vị khi đến Búng Bình Thiên xem như bạn đã đứng trên “đầu con lũ”.

Nếu khám phá “Hồ nước trời” và làng Chăm mà vẫn còn thời gian những ngày nghỉ cuối tuần, bạn có thể tham quan giồng Cây Da có cây da to 18 người ôm ở ấp 1, xã Vĩnh Khánh cách Búng Bình Thiên khoảng 7km; lang thang thị trấn biên giới Long Bình cách giồng Cây Da vài cây số.


0 comments: