Búng lớn và búng nhỏ
Búng Bình Thiên là hồ nước tự nhiên, cách giồng Cây Da 2 km, thuộc xã Khánh An, huyện An Phú, tỉnh An Giang.
Búng Bình Thiên gồm có hai hồ: Búng Bình Thiên Lớn và Búng Bình Thiên Nhỏ, nằm giữa sông Bình Di và sông Hậu. Chung quanh hai hồ là các gò đất cao từ 3 - 4 m, có các cửa thông với sông. Nguồn nước cung cấp cho hai hồ là sông Hậu và sông Bình Di. Đây là nguồn khai thác thủy sản giàu tiềm năng và là điểm du lịch nổi tiếng của huyện An Phú.
Vào mùa khô, Búng Bình Thiên Lớn có diện tích mặt nước là 193 ha, độ sâu trung bình khoảng 6 m; Búng Bình Thiên Nhỏ lần lượt là 10 ha và 5 m. Vào mùa mưa, khi lũ lên cao, nước lũ tràn bờ, chảy vào lấp đầy hồ, làm chìm ngập hai hồ trong biển nước mênh mông. Mặt hồ phủ kín sen và các loài hoa dại. Nước trong xanh khác hẳn màu ửng vàng phù sa của các dòng sông ở đồng bằng Sônng Cửu Long. Điều lạ lùng chưa được khoa học giải thích là vào mùa lũ, nước sông Hậu đục ngầu phù sa nhưng hễ tràn vào hồ thì …lập tức trong vắt, đến nỗi chúng ta nhìn thấy trong - đục rất rõ giữa hai làn nước.
Khu rừng nguyên sinh bao quanh hồ có diện tích khoảng 800 ha, có rất nhiều loại thực vật sinh sống.
Búng Bình Thiên đẹp nhất vào mùa nước lũ. Ngồi trên du thuyền dạo quanh búng Bình Thiên, nghe ca cổ và thưởng thức đặc sản mùa lũ như cá linh nấu canh chua bông điên điển, lẩu mắm......, du khách sẽ cảm nhận được nhiều điều thú vị. Mùa lũ ở Búng Bình Thiên còn gắn liền với nhiều hoạt động văn hoá độc đáo của người Chăm như Roda (lễ mừng Quốc khánh), tháng chay Ramadan. Tháng 9 hàng năm, huyện An Phú tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày thành lập huyện. Búng Bình Thiên trở thành sân khấu nổi cho liên hoan văn nghệ mang đậm bản sắc địa phương.
Khai thác thế mạnh này, huyện An Phú đang xúc tiến “Đề án xây dựng khu du lịch búng Bình Thiên” có quy mô hơn 139 ha với vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng bao gồm 14 hạng mục thiết yếu được xây dựng dọc theo búng Bình Thiên. Trước mắt huyện đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông và kêu gọi đầu tư. Dự tính đến năm 2010, sản phẩm du lịch mùa nước nổi sẽ hoàn thiện và kết nối với các địa điểm du lịch khác của tỉnh An Giang.
Búng Bình Thiên gồm có hai hồ: Búng Bình Thiên Lớn và Búng Bình Thiên Nhỏ, nằm giữa sông Bình Di và sông Hậu. Chung quanh hai hồ là các gò đất cao từ 3 - 4 m, có các cửa thông với sông. Nguồn nước cung cấp cho hai hồ là sông Hậu và sông Bình Di. Đây là nguồn khai thác thủy sản giàu tiềm năng và là điểm du lịch nổi tiếng của huyện An Phú.
Vào mùa khô, Búng Bình Thiên Lớn có diện tích mặt nước là 193 ha, độ sâu trung bình khoảng 6 m; Búng Bình Thiên Nhỏ lần lượt là 10 ha và 5 m. Vào mùa mưa, khi lũ lên cao, nước lũ tràn bờ, chảy vào lấp đầy hồ, làm chìm ngập hai hồ trong biển nước mênh mông. Mặt hồ phủ kín sen và các loài hoa dại. Nước trong xanh khác hẳn màu ửng vàng phù sa của các dòng sông ở đồng bằng Sônng Cửu Long. Điều lạ lùng chưa được khoa học giải thích là vào mùa lũ, nước sông Hậu đục ngầu phù sa nhưng hễ tràn vào hồ thì …lập tức trong vắt, đến nỗi chúng ta nhìn thấy trong - đục rất rõ giữa hai làn nước.
Khu rừng nguyên sinh bao quanh hồ có diện tích khoảng 800 ha, có rất nhiều loại thực vật sinh sống.
Búng Bình Thiên đẹp nhất vào mùa nước lũ. Ngồi trên du thuyền dạo quanh búng Bình Thiên, nghe ca cổ và thưởng thức đặc sản mùa lũ như cá linh nấu canh chua bông điên điển, lẩu mắm......, du khách sẽ cảm nhận được nhiều điều thú vị. Mùa lũ ở Búng Bình Thiên còn gắn liền với nhiều hoạt động văn hoá độc đáo của người Chăm như Roda (lễ mừng Quốc khánh), tháng chay Ramadan. Tháng 9 hàng năm, huyện An Phú tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày thành lập huyện. Búng Bình Thiên trở thành sân khấu nổi cho liên hoan văn nghệ mang đậm bản sắc địa phương.
Khai thác thế mạnh này, huyện An Phú đang xúc tiến “Đề án xây dựng khu du lịch búng Bình Thiên” có quy mô hơn 139 ha với vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng bao gồm 14 hạng mục thiết yếu được xây dựng dọc theo búng Bình Thiên. Trước mắt huyện đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông và kêu gọi đầu tư. Dự tính đến năm 2010, sản phẩm du lịch mùa nước nổi sẽ hoàn thiện và kết nối với các địa điểm du lịch khác của tỉnh An Giang.
0 comments: