Món ăn ở Búng Bình Thiên
Đậm chất Nam Bộ
Ấn tượng mạnh nhất đối với du khách là một sân khấu hoành tráng đầy chất dân gian mọc ngay trên mặt hồ Búng Bình Thiên, một thắng cảnh của huyện An Phú. Sân khấu ở đây không có đèn hoa rực rỡ, không có những tấm màn the làm nền và giới hạn không gian mà chỉ là một khoảng đồng nước trống quang, rộng rãi, xung quanh là những hàng cây điên điển trổ đầy bông vàng, thấp thoáng trên mặt nước là những đám lục bình trôi.
Ca sĩ di chuyển trên những chiếc xuồng ba lá, hát những bài ca ngợi quê hương, tình đất, tình người của người dân An Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung như: Quê em mùa nước nổi, Mẹ ru con sau giờ thả lưới giăng câu, những bài hát về đời sống và tập tính của các loại cá hiện diện trong mùa nước tràn đồng, giúp người xem hiểu thêm về sự giàu có, phóng khoáng của một vùng đất miền Nam Tổ quốc.
Ngoài những trò chơi thể thao thường thấy như đua thuyền, bơi lội, liên hoan còn mang đến cho người xem những trò chơi “mùa nước nổi” như: chống xuồng đua, nơm cá, bắt ếch...
Trò chơi nơm cá lóc rất thú vị cho cả người chơi cũng như người xem. 18 con cá lóc được thả xuống ruộng trong khu đất khoảng 400 m2, lần lượt cho mỗi lần 3 người vào nơm bắt cá. Sau 10 phút, ai có số lượng cá nơm được nhiều nhất sẽ thắng.
Thưởng thức đặc sản
Gỏi bông điên điển và tép đồng
“Búng Bình Thiên một xóm đẹp giàu, An Phú biên giới một màu lúa xanh. Anh em họp mặt nơi này, trao nhau kỷ niệm... giao lưu tâm tình...”. Giọng ngâm thơ mùi mẫn và trữ tình của nghệ sĩ Văn Kỷ trong bài Búng Bình Thiên mở màn cho đêm đờn ca tài tử trên thuyền. Du khách vừa nghe những bài ca cổ giới thiệu tiềm năng của quê hương do CLB đờn ca tài tử huyện thể hiện vừa được thưởng thức những món ăn đặc sản của mùa nước nổi.
Các món ăn đều được “hái và bắt” từ vùng Búng Bình Thiên như: lẩu mắm với lươn, ốc, tép; chuột nướng, chao; tép rong xào bông điên điển và bông súng,... Đặc biệt, có 2 món không thể thiếu của mùa nước nổi là lẩu cá linh với me non và cá linh chiên bột.
Ấn tượng mạnh nhất đối với du khách là một sân khấu hoành tráng đầy chất dân gian mọc ngay trên mặt hồ Búng Bình Thiên, một thắng cảnh của huyện An Phú. Sân khấu ở đây không có đèn hoa rực rỡ, không có những tấm màn the làm nền và giới hạn không gian mà chỉ là một khoảng đồng nước trống quang, rộng rãi, xung quanh là những hàng cây điên điển trổ đầy bông vàng, thấp thoáng trên mặt nước là những đám lục bình trôi.
Ca sĩ di chuyển trên những chiếc xuồng ba lá, hát những bài ca ngợi quê hương, tình đất, tình người của người dân An Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung như: Quê em mùa nước nổi, Mẹ ru con sau giờ thả lưới giăng câu, những bài hát về đời sống và tập tính của các loại cá hiện diện trong mùa nước tràn đồng, giúp người xem hiểu thêm về sự giàu có, phóng khoáng của một vùng đất miền Nam Tổ quốc.
Ngoài những trò chơi thể thao thường thấy như đua thuyền, bơi lội, liên hoan còn mang đến cho người xem những trò chơi “mùa nước nổi” như: chống xuồng đua, nơm cá, bắt ếch...
Trò chơi nơm cá lóc rất thú vị cho cả người chơi cũng như người xem. 18 con cá lóc được thả xuống ruộng trong khu đất khoảng 400 m2, lần lượt cho mỗi lần 3 người vào nơm bắt cá. Sau 10 phút, ai có số lượng cá nơm được nhiều nhất sẽ thắng.
Thưởng thức đặc sản
Gỏi bông điên điển và tép đồng
“Búng Bình Thiên một xóm đẹp giàu, An Phú biên giới một màu lúa xanh. Anh em họp mặt nơi này, trao nhau kỷ niệm... giao lưu tâm tình...”. Giọng ngâm thơ mùi mẫn và trữ tình của nghệ sĩ Văn Kỷ trong bài Búng Bình Thiên mở màn cho đêm đờn ca tài tử trên thuyền. Du khách vừa nghe những bài ca cổ giới thiệu tiềm năng của quê hương do CLB đờn ca tài tử huyện thể hiện vừa được thưởng thức những món ăn đặc sản của mùa nước nổi.
Các món ăn đều được “hái và bắt” từ vùng Búng Bình Thiên như: lẩu mắm với lươn, ốc, tép; chuột nướng, chao; tép rong xào bông điên điển và bông súng,... Đặc biệt, có 2 món không thể thiếu của mùa nước nổi là lẩu cá linh với me non và cá linh chiên bột.
0 comments: