Đi chơi Búng Bình Thiên mùa nước nổi
Búng Bình Thiên là một hồ nước thiên nhiên có từ mấy trăm năm nay nằm trên khu vực gần biên giới thuộc 3 xã: Nhơn Hội, Quốc Thái và Khánh Bình. Tên gọi Búng Bình Thiên có nghĩa “hồ nước trời”, nhằm diễn tả sự to lớn như trời đất của nó. Vào mùa khô, búng rộng trên 200ha, còn mùa nước nổi thì mặt hồ mở rộng thêm 100ha nữa, với độ sâu khoảng 4m. Người dân địa phương thường gọi đây là Búng Lớn, một hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây, dấu tích còn lại của thời xa xưa, khi nơi biên viễn này còn là hoang địa với ao đầm giăng khắp. Theo quyển “Việt Nam đất nước giàu đẹp”, thì “đây là biển hồ của tỉnh (An Giang), là một thắng cảnh thiên nhiên, quanh năm nước biếc, lộng bóng mây trời”. Điểm đặc biệt của Búng Bình Thiên là bất cứ lúc nào, nước trong búng cũng trong xanh, trong khi các kinh rạch xung quanh nước đục ngầu phù sa. Đặc điểm nữa là nước trong búng chỉ dâng cao rồi hạ xuống, mà không chảy ra chảy vào theo con nước lớn ròng của các dòng sông miệt Cửu Long này.
Người dân nơi đây kể, theo truyền thuyết: một mùa khô hạn vào cuối thế kỷ 18, Nguyễn Ánh (có thuyết bảo một viên tướng nhà Tây Sơn) dẫn quân lính đến đây. Không có nước ngọt để uống, Nguyễn Ánh bèn dâng lễ vật cúng tế trời đất. Khi ông rút gươm đâm xuống đất, một dòng nước trào lên, đọng thành hồ nước trong vắt. Hồ ngày một phát triển rộng lớn như ngày nay.
Mùa nước nổi, đến Búng Bình Thiên sẽ thấy một quan cảnh đẹp êm ả và thanh bình đến xao xuyến con tim. Dài theo con đường bên bờ búng, thấp thoáng sau hàng cây xanh là những bè cá nằm rải rác trên búng, tạo cảnh quan thơ mộng. Búng có nhiều thủy sản thiên nhiên, được người dân khai thác bằng nhiều phương tiện. Cá tôm mùa này nhiều vô kể. Những chiếc ghe có kiểu dáng đặc trưng của đồng bào dân tộc Chăm ở đây rải dài trên mặt búng với nhiều phương tiện đánh bắt cá tôm hoạt động suốt ngày đêm. Ghé thăm một căn nhà ven bờ búng, ta sẽ bắt gặp một số loài chim quý hiếm, như cò cổ rắn mà ngư dân bắt được nuôi. Và, ta sẽ được chủ nhân đãi một bữa cơm no căng bụng dạ, dù chỉ với mắm kho cá linh ăn với bông điên điển cùng một dĩa lươn xào sả ớt hoặc nướng, nhâm nhi ly rượu đế, say tình say nghĩa, say cảnh thiên nhiên tươi đẹp…
Vòng theo con đường quanh búng là những tàn cây xanh rậm mát. Đây là con đường đẹp đi qua những xóm Chăm, mà người Kinh gọi là “xóm Chà” hoặc “Chà Châu Giang”. An Phú có 5 xã có đông đồng bào Chăm cư ngụ, gồm: Quốc Thái, Nhơn Hội, Khánh Bình, Đa Phước, Vĩnh Trường.
Đến đây, ta như lạc bước vào xứ sở ngàn lẻ một đêm với những cô gái, chàng trai Chăm với y phục đặc trưng của dân tộc mình: Các cô gái Chăm tha thướt trong chiếc “ao tunic” (áo dài), duyên dáng với chiếc “khanh maom” (Khăn thêu) trùm kín mái tóc. Các chàng trai Chăm trang trọng trong trang phục “ao karung” (áo dài nam), quấn “xà rông”, đội “mượt” (nón). Nằm bên con đường chạy dài theo bờ Búng Bình Thiên là những căn nhà sàn với lối kiến trúc đặc trưng của đồng bào Chăm Hồi giáo. Nhưng thu hút chúng tôi là ngôi thánh đường Mas Jid Khoy Ri Yah với mái vòm hình củ tỏi được thiết kế bằng tôn, sáng trưng trong màu nắng. Đây là nơi thường diễn ra lễ hội Royal Phitrok sau tháng chay Ramadam. Có thể nói lễ hội này là ngày tết của đồng bào Chăm, nên mọi người cùng nhau vui chơi lành mạnh. Lành mạnh vì với nhiều món ăn đặc trưng của họ, nhưng người Chăm nơi đây không hề nếm một giọt rượu. Cho nên không khí rộn rịp, đông đảo người tham dự, nhưng lễ hội Royal Phitrok vẫn đảm bảo được an toàn, an ninh.
Chính vì vậy mà đến Búng Bình Thiên ta vừa thỏa mãn du lịch vừa thú vị khi khám phá ít nhiều đời sống của đồng bào Chăm An Giang.
TTAG
Người dân nơi đây kể, theo truyền thuyết: một mùa khô hạn vào cuối thế kỷ 18, Nguyễn Ánh (có thuyết bảo một viên tướng nhà Tây Sơn) dẫn quân lính đến đây. Không có nước ngọt để uống, Nguyễn Ánh bèn dâng lễ vật cúng tế trời đất. Khi ông rút gươm đâm xuống đất, một dòng nước trào lên, đọng thành hồ nước trong vắt. Hồ ngày một phát triển rộng lớn như ngày nay.
Mùa nước nổi, đến Búng Bình Thiên sẽ thấy một quan cảnh đẹp êm ả và thanh bình đến xao xuyến con tim. Dài theo con đường bên bờ búng, thấp thoáng sau hàng cây xanh là những bè cá nằm rải rác trên búng, tạo cảnh quan thơ mộng. Búng có nhiều thủy sản thiên nhiên, được người dân khai thác bằng nhiều phương tiện. Cá tôm mùa này nhiều vô kể. Những chiếc ghe có kiểu dáng đặc trưng của đồng bào dân tộc Chăm ở đây rải dài trên mặt búng với nhiều phương tiện đánh bắt cá tôm hoạt động suốt ngày đêm. Ghé thăm một căn nhà ven bờ búng, ta sẽ bắt gặp một số loài chim quý hiếm, như cò cổ rắn mà ngư dân bắt được nuôi. Và, ta sẽ được chủ nhân đãi một bữa cơm no căng bụng dạ, dù chỉ với mắm kho cá linh ăn với bông điên điển cùng một dĩa lươn xào sả ớt hoặc nướng, nhâm nhi ly rượu đế, say tình say nghĩa, say cảnh thiên nhiên tươi đẹp…
Vòng theo con đường quanh búng là những tàn cây xanh rậm mát. Đây là con đường đẹp đi qua những xóm Chăm, mà người Kinh gọi là “xóm Chà” hoặc “Chà Châu Giang”. An Phú có 5 xã có đông đồng bào Chăm cư ngụ, gồm: Quốc Thái, Nhơn Hội, Khánh Bình, Đa Phước, Vĩnh Trường.
Đến đây, ta như lạc bước vào xứ sở ngàn lẻ một đêm với những cô gái, chàng trai Chăm với y phục đặc trưng của dân tộc mình: Các cô gái Chăm tha thướt trong chiếc “ao tunic” (áo dài), duyên dáng với chiếc “khanh maom” (Khăn thêu) trùm kín mái tóc. Các chàng trai Chăm trang trọng trong trang phục “ao karung” (áo dài nam), quấn “xà rông”, đội “mượt” (nón). Nằm bên con đường chạy dài theo bờ Búng Bình Thiên là những căn nhà sàn với lối kiến trúc đặc trưng của đồng bào Chăm Hồi giáo. Nhưng thu hút chúng tôi là ngôi thánh đường Mas Jid Khoy Ri Yah với mái vòm hình củ tỏi được thiết kế bằng tôn, sáng trưng trong màu nắng. Đây là nơi thường diễn ra lễ hội Royal Phitrok sau tháng chay Ramadam. Có thể nói lễ hội này là ngày tết của đồng bào Chăm, nên mọi người cùng nhau vui chơi lành mạnh. Lành mạnh vì với nhiều món ăn đặc trưng của họ, nhưng người Chăm nơi đây không hề nếm một giọt rượu. Cho nên không khí rộn rịp, đông đảo người tham dự, nhưng lễ hội Royal Phitrok vẫn đảm bảo được an toàn, an ninh.
Chính vì vậy mà đến Búng Bình Thiên ta vừa thỏa mãn du lịch vừa thú vị khi khám phá ít nhiều đời sống của đồng bào Chăm An Giang.
0 comments: